Hiện tại, Ban tổ chức thi tay nghề nhận được nhiều phản hồi về việc thời gian tham gia cuộc thi tay nghề trùng với lịch thi của nhiều sinh viên.
Ban tổ chức sẽ gia hạn thời gian đăng ký đến hết 26/04/2023, và ngày thi các nghề sẽ diễn ra từ ngày 16/05/2023
Để cuộc thi diễn ra thuận lợi và thành công, Từng nhóm nghề sẽ được phổ biến đề thi và luyện tập trước khi thi 1 tuần , đồng thời khoa sẽ hỗ trợ cho đăng ký mượn phòng thực hành để thí sinh luyện tập.
Sinh viên tham gia cuộc thi tay nghề không chỉ giúp phát triển kỹ năng và tay nghề một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà còn mang lại nhiều lợi ích và cơ hội việc làm cho các bạn sau này. Các em có tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Hơn nữa, khi tham gia cuộc thi, sinh viên sẽ được tiếp cận với Doanh Nghiệp, các chuyên gia, nhà sản xuất và các đối tác trong ngành nghề, từ đó tạo ra cơ hội tiếp cận các công việc mới, nhận được những lời giới thiệu, đánh giá, gợi ý và hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm.
Sinh viên đăng ký tham gia bằng link ở cuối bài.
Cơ Cấu Giải Thưởng.
Mô Tả Các Nghề Thi
1. NGHỀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÊN PHẦN MỀM INVENTOR:
– Thí sinh được cho bản vẽ nguyên lý hoặc bản vẽ chi tiết và các chi tiết chuẩn. Từ đó, Thí sinh mô hình hóa lại (vẽ lại) các chi tiết có bản vẽ và thiết kế ra các chi tiết chưa có bản vẽ trên các phần mềm Inventor. Căn cứ theo bản vẽ nguyên lý thí sinh lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo thành mô hình lắp ráp, xuất bản vẽ lắp, xuất bản vẽ chi tiết thiết kế, tạo clip mô phỏng phân rã và lắp ráp, xuất bản vẽ theo yêu cầu, in các bản vẽ sang PDF.
– Thời gian thi: 120 phút.
2. NGHỀ CƠ ĐIỆN TỬ:
Thời gian làm bài 180 phút; mỗi đội dự thi gồm 2 thí sinh
Thí sinh nhận đề thi từ Ban tổ chức gồm: Bản vẽ sơ đồ lắp đặt, nguyên lý hoạt động, các chi tiết và thiết bị của mô hình phân loại sản phẩm trong hệ thống MPS.
Yêu cầu bài thi: Thí sinh thực hiện lắp ráp, đấu nối, kiểm tra, lập trình và vận hành hệ thống.
Yêu cầu thí sinh dự thi: Sau khi giám thị chấm bài xong, thí sinh phải thực hiện tháo và sắp xếp các chi tiết, thiết bị như lúc nhận đề thi, vệ sinh sạch sẽ khu vực thi.
Quy định về nội quy thi: thí sinh sẽ bị đình chỉ thi khi vi phạm những lỗi sau:
+ Thí sinh vi phạm về nội quy xưởng.
+ Thí sinh bị nhắc 2 lần về nguy cơ mất an toàn lao động.
+ Thí sinh làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị thì bài thi bị loại bỏ.
+ Thí sinh không tháo và sắp xếp gọn gàng các chi tiết, thiết bị của mô hình thì bài thi bị loại bỏ.
3.NGHỀ GIA CÔNG CẮT GỌT TRÊN MÁY TIỆN CƠ:
Bài thi gồm 2 phần:
Phần 1: Lập kế hoạch gia công
– Số sinh viên dự thi: 20 sinh viên.
Thời gian làm bài của thí sinh: 30 phút.
Thí sinh nhận bản vẽ từ ban tổ chức. Từ đó, thí sinh lập kế hoạch gia công theo yêu cầu bản vẽ.
Hoàn thành phần 1, chọn 10 thí sinh có số điểm cao nhất để tiếp tục thi phần 2.
Phần 2: Gia công trên máy tiện cơ
– Số sinh viên dự thi: 10 sinh viên.
Thời gian làm bài của thí sinh: 120 phút.
Thí sinh nhận bản vẽ, phôi, dao, dụng cụ đo từ ban tổ chức. Từ đó, thí sinh gia công theo yêu cầu bản vẽ, kiểm tra sản phẩm và tự chấm sản phẩm của mình theo phiếu đo sản phẩm của ban giám khảo cung cấp. Đóng số thứ tự theo danh sách ban tổ chức và nộp sản phẩm cho giám thị chấm thi. Trả dụng cụ và vệ sinh máy.
+ Nếu thí sinh vi phạm về nội quy xưởng.
+ Thí sinh bị nhắc 2 lần về nguy cơ mất an toàn lao động.
+ Thí sinh làm hư hỏng dụng cụ, máy móc, dao, dụng cụ đo do sử dụng sai trái thì bài thi bị loại bỏ.
4. Nghề Sử Dụng Robot Hàn
– Thí sinh được cung cấp chi tiết và các dụng cụ của nghề hàn. Hãy hàn chi tiết theo bản vẽ để hoàn thành bài thi tay nghề hàn, tạo ra sản phẩm, bài tập đúng theo yêu cầu kỹ thuật mà bảu vẽ thiết kế đề ra.
Đề thi sử dụng robot hàn sẽ đánh giá khả năng của thí sinh trong việc lắp đặt, cài đặt, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa robot hàn, cũng như khả năng thực hiện các công việc hàn trên các sản phẩm với sự hỗ trợ của robot hàn. Đề thi sẽ gồm các phần như sau:
Phần 1: Lắp đặt và cài đặt robot hàn Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu lắp đặt và cài đặt robot hàn đúng cách và trong thời gian nhất định. Thí sinh cần có kiến thức về lắp ráp các bộ phận của robot hàn và kỹ năng cài đặt và kiểm tra tính năng của robot hàn.
Phần 2: Thực hiện công việc hàn sử dụng robot hàn Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu thực hiện các công việc hàn trên các sản phẩm với sự hỗ trợ của robot hàn.
Phần 3: Sửa chữa và bảo dưỡng robot hàn Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu sửa chữa và bảo dưỡng robot hàn nhằm đảm bảo tính năng của robot hàn luôn được duy trì. Thí sinh cần có kiến thức và kỹ năng để kiểm tra và sửa chữa các linh kiện của robot hàn, bôi trơn và thay thế các linh kiện hỏng hóc.
Phần 4: Giám sát hoạt động của robot hàn Trong phần này, thí sinh sẽ được yêu cầu giám sát hoạt động của robot hàn trong suốt quá trình hàn và đảm bảo rằng robot đang hoạt động đúng cách và sản phẩm đạt chất lượng yêu cầu. Thí sinh cần phải có kỹ năng quan sát và phát hiện các lỗi hoặc sự cố của robot hàn để có thể khắc phục kịp thời.
– Thời gian thi: 120 phút.
5. Gia Công Cắt Gọt Trên Máy CNC
+ Nếu thí sinh vi phạm về nội quy xưởng.
+ Thí sinh bị nhắc 2 lần về nguy cơ mất an toàn lao động.
+ Thí sinh làm hư hỏng dụng cụ, máy móc, dao, dụng cụ đo do sử dụng sai trái thì bài thi bị loại bỏ.
+ Kỹ thuật: 8,0 điểm
+ Tổ chức: 0,5 điểm
+ Thao tác: 1,0 điểm
+ An toàn: 0,5 điểm
Để đăng ký tham gia bằng cách:
Bước 1 Điền thông tin tay đây: https://forms.gle/oGXbsB6gV9D2TodC6
Xem kết quả đã đăng ký tại đây
Bước 2 Tham gia nhóm zalo nghề mình thi để giải đáp và thông báo nha.
Nghề Gia công cắt gọt trên máy CNC: https://zalo.me/g/fkznko062
Nghề Gia công trên máy tiện vạn năng: https://zalo.me/g/nakduf533
Nghề thiết kế kỹ thuật cơ khí – CAD : https://zalo.me/g/dqntsx091
Nghề Cơ điện tử: https://zalo.me/g/fawxzh121
Nghề Hàn: https://zalo.me/g/sfernp361